Nội dung Luật_Thi_đua,_Khen_thưởng_năm_2003

Phạm vi điều chỉnh

Luật thi đua, khen thưởng quy định về một số vấn đề chính sau:[1]

  • Tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua
  • Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng
  • Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng
  • Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng
  • Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng.

Nguyên tắc

Theo Điều 6 của Luật này thì công tác thi đua phải được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Công tác khen thưởng phải chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất, một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.[1]

Danh hiệu

Các loại huy chương ở Việt Nam

Danh hiệu thi đua bao gồm: Danh hiệu thi đua đối với cá nhân và danh hiệu thi đua đối vớt tập thểDanh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:[1]

  • Chiến sĩ thi đua toàn quốc
  • Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
  • Chiến sĩ thi đua cơ sở;
  • Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.

Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:[1]

  • Cờ thi đua của Chính phủ
  • Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
  • Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng (đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang)
  • Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến (đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang);
  • Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.
  • "Gia đình văn hoá" áp dụng riêng danh hiệu thi đua này đối với hộ gia đình [1]

Huân chương

Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (mẫu năm 1984)

Huân chương ở Việt Nam hiện nay dùng để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Hiện nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thực hiện khen thưởng 18 loại huân chương. Nhưng Luật thi đua, khen thưởng chỉ quy định 10 loại gồm:[1]

Huân chương Kháng chiến hạng Nhì năm 1989

Trong 10 loại huân chương này có bảy loại Huân chương đã có trước đây, đó là:

  • Huân chương Sao vàng
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huân chương Độc lập
  • Huân chương Quân công
  • Huân chương Lao động
  • Huân chương Chiến công
  • Huân chương Hữu nghị.

Luật thi đua, khen thưởng không quy định lại 11 loại Huân chương vì những Huân chương này dùng để tưởng thưởng cho chiến sĩ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, nay thời bình nên không còn. Cụ thể là:

Luật thi đua, khen thưởng đã bổ sung thêm ba loại Huân chương mới là:

  • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc (trước đây là Huân chương Chiến sĩ, sau đổi thành Huân chương Chiến công)
  • Huân chương Dũng cảm (tặng cho những người liều mình để bảo vệ nhân dân)
  • Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

Huy chương

Huy chương chiến thắng hạng Nhất

Luật thi đua, khen thưởng chỉ quy định có bốn loại Huy chương, đó là:[1]

Luật không quy định lại 11 loại Huy chương trước đây như:

Hình thức các loại, hạng huy chương được phân biệt bằng màu sắc, số vạch trên dải và cuống huy chương.

Danh hiệu vinh dự

Một Bằng khen chứng nhận danh hiệu cho một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng của Chủ tịch nước

Gồm 08 danh hiệu cụ thể là:[1]

Kỷ niệm chương

Điều 69 của Luật đã quy định: Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội. Tên Kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương,do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội quy định. Kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở Trung ương[1].

Huy hiệu

Huy hiệu để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Tên Huy hiệu, đối tượng và tiêu chuẩn tặng Huy hiệu do bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội quy định. Huy hiệu phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở Trung ương[1].

Bằng khen

Một Bằng khen của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1983

Bằng khen để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất. Bằng khen gồm:[1]

  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
  • Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Giấy khen

Giấy khen để tặng cho cá nhân, tập thể lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất. Giấy khen gồm:[1]

  • Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
  • Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước;
  • Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
  • Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền

  • Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, " Giải thưởng Hồ Chí Minh", " Giải thưởng nhà nước", danh hiệu vinh dự nhà nước.
  • Chính phủ quyết định tặng " Cờ thi đua của Chính phủ".
  • Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu " Chiến sĩ thi đua toàn quốc", " Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ".
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua, danh hiệu " Tập thể lao động xuất sắc", " Đơn vị quyết thắng" " Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
  • Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu " Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở", danh hiệu " Lao động tiên tiến", " Chiến sĩ tiến tiến", " Tập thể lao động tiên tiến", " Đơn vị tiên tiến" và giấy khen.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tặng giấy khen, danh hiệu " Gia đình văn hoá".
  • Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho tập thể, cá nhân ở nước sở tại.